Cách giao dịch chỉ số: Chiến lược và lợi ích

Chuyên viên viết bài giao dịch

Bắt đầu giao dịch

Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Hiệu suất trong quá khứ không cho thấy kết quả trong tương lai. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro, hãy giao dịch thận trọng.

Chia sẻ

Để học cách đứng vững trên thế giới thị trường tài chính phức tạp, trước hết, bạn phải hiểu rõ cách giao dịch chỉ số. Chỉ số là thước đo tình trạng và hiệu suất của một số phân khúc thị trường cổ phiếu. Các chỉ số này, chẳng hạn như S&P 500 hoặc chỉ số Dow Jones, được tạo thành từ một nhóm cổ phiếu riêng lẻ, cho thấy tình hình hiệu suất của thị trường nói chung. Có nhiều lợi ích tiềm năng khiến giao dịch chỉ số trở thành một hoạt động đầu tư hấp dẫn, chẳng hạn như tiếp xúc với thị trường rộng lớn và dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư. 

Hợp đồng chênh lệch (CFD) là một cuộc cách mạng với giao dịch nhờ mang đến sự linh hoạt để đầu cơ theo hướng giá của chỉ số và giúp nhà giao dịch vào và thoát thị trường dễ dàng hơn. Nghĩa là bạn có thể kiếm tiền bằng cách mua và bán một công cụ như S&P 500 mà không cần sở hữu cổ phiếu. Một lợi ích khác của CFD là vào thị trường chỉ với một lượng vốn nhỏ. Tuy nhiên, giao dịch CFD và chỉ số cũng có những rủi ro và thách thức mà mọi nhà giao dịch – dù là người mới bắt đầu hay có kinh nghiệm – đều cần phải biết.

Bài viết này sẽ là nền tảng để khám phá ưu nhược điểm của giao dịch chỉ số bằng CFD, mang đến cho bạn một lợi thế chiến lược trong thế giới giao dịch sôi động.

Chỉ số trong giao dịch là gì?

Trong thế giới tài chính, chỉ số là công cụ thiết yếu giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư nhanh chóng hiểu được xu hướng thị trường và tình hình kinh tế chung. Vậy chỉ số trong giao dịch là gì? Về cơ bản, các chỉ số là phép đo tổng hợp theo dõi hiệu suất của một số cổ phiếu riêng lẻ, đại diện cho một thị trường hoặc lĩnh vực cụ thể. Các chỉ số này là điểm chuẩn để đo lường khoản đầu tư cá nhân và hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý tài khoản quỹ. Bằng cách tổng hợp giá trị của nhiều cổ phiếu, chỉ số cung cấp thông tin tổng quan về tâm lý thị trường, do đó, đây là yếu tố quan trọng để các nhà giao dịch đưa ra quyết định chiến lược.

Các thành phần chính trong các chỉ số chính

Các chỉ số chính, như S&P 500, Nasdaq 100Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA), bao gồm một số công ty đáp ứng các tiêu chí cụ thể và nhiều công ty được coi là "chỉ số điểm chuẩn". 

  • Ví dụ, DJIA bao gồm 30 công ty nổi bật tại Hoa Kỳ, ban đầu, các công ty này phản ánh hiệu suất của ngành công nghiệp, nhưng hiện tại, chúng chủ yếu theo dõi công nghệ, dịch vụ tài chính và bán lẻ. 
  • S&P 500 là danh sách các công ty lớn hơn gồm 500 cổ phiếu vốn hóa lớn, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về nền kinh tế Hoa Kỳ.
  • Nasdaq 100 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ. 

Ba trong số các chỉ số cổ phiếu phổ biến nhất để giao dịch CFD dựa trên khối lượng.

Mỗi chỉ số có phương pháp lựa thành phần riêng, thường bao gồm vốn hóa thị trường, thanh khoản và đại diện cho ngành. Các thành phần này được đánh giá và cập nhật định kỳ để đảm bảo chỉ số cổ phiếu vẫn đại diện cho phân khúc thị trường mục tiêu của nó.

Các chỉ số phổ biến khác bao gồm:

  • S&P/ASX 200
  • CAC 40
  • DAX
  • EURO STOXX 50
  • FTSE 100
  • Hang Seng
  • Nikkei 225

Chỉ số phản ánh tình hình thị trường như thế nào

Chỉ số là thước đo của thị trường tài chính và nền kinh tế. Khi một chỉ số tăng thì có nghĩa giá trị tổng thể của các cổ phiếu thành phần đang tăng lên, cho thấy nhà đầu tư đang tự tin và ngành này đang mở rộng kinh tế. Ngược lại, một chỉ số cổ phiếu giảm sẽ cho thấy giá cổ phiếu đang giảm và có thể báo hiệu nền kinh tế của ngành này đang đi xuống hoặc nhà đầu tư đang thiếu niềm tin. Việc quan sát những mô hình này sẽ giúp các nhà giao dịch đánh giá sức mạnh của các lĩnh vực thị trường và toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, hiệu suất của các chỉ số chính có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu và đầu tư, từ đó tác động đến tình hình kinh tế.

Ưu điểm và rủi ro của giao dịch chỉ số

Giao dịch chỉ số có thể là một cách đơn giản và hiệu quả để giao dịch trong thị trường cổ phiếu, có thể giúp giảm chi phí và phân tán rủi ro. Tuy nhiên, khi mua và bán chỉ số thông qua CFD, bạn cần nhận thức được các rủi ro liên quan, chẳng hạn như tình hình thị trường sụt giảm và các vấn đề về thanh khoản, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất.

Ưu điểm

  • Lợi ích về đa dạng hóa: Giao dịch chỉ số cổ phiếu cho phép nhà giao dịch phân bổ lệnh giao dịch trên nhiều cổ phiếu khác nhau trong một chỉ số cụ thể, giảm rủi ro khi nắm giữ một vài cổ phiếu riêng lẻ.
  • Chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn: Giao dịch chỉ số thường có phí giao dịch thấp hơn và mất ít công sức hơn so với việc mua nhiều chứng khoán riêng lẻ, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho nhà đầu tư.
  • Tiếp cận với các phân khúc thị trường rộng lớn: Giao dịch chỉ số mang đến cơ hội tiếp cận toàn bộ phân khúc thị trường hoặc ngành, đặc biệt hữu ích với những nhà giao dịch muốn nắm bắt hiệu suất của một ngành cụ thể hoặc xu hướng chung của thị trường với một giao dịch duy nhất.

Rủi ro

  • Rủi ro thị trường: Giao dịch chỉ số cổ phiếu chịu tác động của rủi ro thị trường chung, nghĩa là nếu thị trường lớn hơn sụt giảm, giá trị của quỹ chỉ số hoặc sản phẩm phái sinh cũng có thể sụt giảm. Điều này khiến các nhà giao dịch dễ bị tác động trước sự sụt giảm theo hệ thống của thị trường ảnh hưởng đến hầu hết tất cả tài sản.
  • Rủi ro thanh khoản: Mặc dù các chỉ số cổ phiếu chính thường có mức thanh khoản cao, nhưng giao dịch các chỉ số ít phổ biến hơn hoặc trong thời kỳ căng thẳng thị trường có thể làm giảm tính thanh khoản. Điều này có thể dẫn đến chênh lệch lớn hơn hoặc khó có thể giao dịch ở mức giá mong muốn, từ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
  • Thiếu sự đa dạng hóa: Giao dịch chỉ số thường không được đa dạng hóa, nếu chỉ số tập trung vào các ngành hoặc công ty nhất định thì rủi ro có thể tăng lên do thiếu sự đa dạng hóa. Ví dụ, một chỉ số có trọng số lớn trong các cổ phiếu công nghệ có thể chịu ảnh hưởng bất lợi trong thời kỳ suy giảm của ngành công nghệ.

Giao dịch chỉ số ngắn hạn và dài hạn

Các nhà giao dịch thường lựa chọn giữa các chiến lược giao dịch chỉ số cổ phiếu ngắn hạn và dài hạn dựa trên mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro và phân tích thị trường của mình. Giao dịch ngắn hạn thường là việc giữ lệnh trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày, tận dụng những biến động tương đối nhỏ, trong khi đó, giao dịch dài hạn có thể diễn ra trong nhiều tuần, chú trọng đến các xu hướng lớn hơn và những thay đổi cơ bản. 

Chiến lược giao dịch chỉ số ngắn hạn

Để giao dịch chỉ số cổ phiếu ngắn hạn, bạn phải có phương pháp chủ động để tận dụng những biến động nhanh chóng của thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ nằm ở cách giao dịch chỉ số trong ngày. Các nhà giao dịch cũng có thể chọn giao dịch lướt sóng để giao dịch ngắn hạn. 

Giao dịch trong ngày bao gồm việc mở và đóng lệnh giao dịch trong một ngày. Các nhà giao dịch có thể kiếm lời từ biến động giá của chỉ số của một công cụ trong một ngày.

Giao dịch lướt sóng là việc thực hiện nhiều giao dịch để kiếm lợi nhuận nhỏ, trong khi đó, giao dịch trong ngày chú trọng đến việc tận dụng lợi thế của biến động giá trong một ngày giao dịch. 

Mỗi chiến lược giao dịch đều cần bạn phải hiểu biết sâu sắc về các chỉ số thị trường và đưa ra quyết định nhanh chóng để kiếm được lợi nhuận tối đa, vì giao dịch ngắn hạn có thể có chi phí và phí hoa hồng tốn kém.

Chiến lược giao dịch chỉ số dài hạn

Để giao dịch chỉ số cổ phiếu dài hạn, bạn phải có phương pháp chiến lược tập trung vào tăng trưởng vốn trong thời gian dài. Điều quan trọng không phải là biến động giá nhanh trong ngày mà là theo đuổi một danh mục đầu tư có giá trị tăng lên đều đặn.

Các nhà giao dịch trung hạn giữ lệnh trong nhiều ngày để nắm bắt những biến động giá lớn hơn. 

Giao dịch theo lệnh là việc nắm giữ các giao dịch trong vài tuần nhằm kiếm lời từ các xu hướng dài hạn hơn thay vì tín hiệu thị trường ngắn hạn.

Đa dạng hóa nghĩa là phân bổ lệnh trên nhiều tài khoản quỹ chỉ số khác nhau để giảm thiểu rủi ro, đồng thời tận dụng sự tăng trưởng của các lĩnh vực khác nhau trong thị trường.

Mỗi chiến lược dài hạn đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết về phân tích cơ bản và khả năng chịu được biến động thị trường để có thể duy trì một lộ trình ổn định nhằm đạt được mục tiêu tài chính.

Phân tích kỹ thuật và mô hình biểu đồ

Phân tích kỹ thuật là nền tảng cho các nhà giao dịch chỉ số, bất kể họ chọn chiến lược ngắn hạn hay dài hạn. Các nhà giao dịch sử dụng dữ liệu giá trong lịch sử và nhiều công cụ phân tích để dự đoán biến động thị trường trong tương lai. Các mô hình biểu đồ như mô hình đầu và vai, mô hình tam giác và mô hình cờ thường được nghiên cứu để tìm hiểu về tâm lý thị trường và khả năng phá vỡ hoặc đảo chiều. Bằng cách giải thích thành thạo các mô hình này và kết hợp sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác, nhà giao dịch sẽ cố gắng xác định thời điểm vào và ra lệnh với độ chính xác cao hơn.

Hãy đọc thêm về cách sử dụng mô hình nếnFibonacci thoái lui trong giao dịch chỉ số. 

Tầm quan trọng của lệnh cắt lỗ và chốt lời

Thị trường giao dịch chỉ số đôi khi có thể trải qua biến động mạnh, do đó, việc sử dụng lệnh cắt lỗ và chốt lời là rất quan trọng. Lệnh cắt lỗ sẽ tự động đóng một giao dịch khi đạt đến một mức giá nhất định, thường là thua lỗ để hạn chế mức lỗ có thể phải chịu và bảo vệ lợi nhuận luân chuyển. Ngược lại, lệnh chốt lời là một mức giá mục tiêu được xác định trước nhằm đảm bảo nhà giao dịch chốt được lợi nhuận hoặc đóng lệnh với mức thua lỗ ít hơn. Việc thực hiện các lệnh này là một phần quan trọng trong hoạt động kiểm soát rủi ro và bảo vệ giao dịch của bạn khỏi sự biến động vốn có của thị trường chỉ số.

Có thời điểm nào tốt nhất để giao dịch chỉ số không?

Không ai có thể chắc chắn 100% rằng có thời điểm nào tốt nhất để giao dịch chỉ số; quan trọng là bạn phải biết khi nào thị trường hoạt động sôi nổi nhất. Ngay sau khi thị trường mở cửa, từ 9:30 đến 10:30 sáng ET, thường là thời điểm diễn biến thị trường nhanh nhất. Lý do là vì đây là thời điểm các nhà giao dịch phản ứng với tất cả các tin tức và sự kiện kể từ khi thị trường đóng cửa lần cuối. Hãy nhớ rằng các chỉ số khác nhau sẽ hoạt động vào các thời điểm khác nhau dựa trên vị trí của chúng trên thế giới.

Nếu mới tham gia giao dịch, bạn có thể gặp khó khăn trong khoảng thời gian bận rộn này vì giá có thể biến động rất nhiều. Nhưng đó cũng là một cơ hội tốt để quan sát và học hỏi về cách thị trường biến động. Chìa khóa ở đây là bạn phải giao dịch khi thị trường mà bạn quan tâm vừa mới bắt đầu mở cửa. Thời điểm tốt nhất để giao dịch chỉ số thực sự phụ thuộc vào cách bạn muốn giao dịch. Tùy theo chiến lược giao dịch của họ, một số nhà giao dịch thích giao dịch trong thời gian bận rộn với nhiều diễn biến, trong khi những người khác có thể chọn những khoảng thời gian ít căng thẳng hơn. Một số nhà giao dịch có thể sử dụng các chiến lược tự động để giúp họ giao dịch trong một số giờ nhất định trong ngày. 

Giờ giao dịch chỉ số

Tất cả khung giờ giao dịch đều theo múi giờ máy chủ (GMT+0).

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của chỉ số

Để hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến giá của chỉ số cũng khá đơn giản. Hãy xem chỉ số thị trường cổ phiếu như một nhiệt kế để đo lường nền kinh tế hoặc một lĩnh vực. Khi các tin tức kinh tế như báo cáo việc làm, báo cáo thu nhập hoặc quyết định của ngân hàng trung ương được công bố, chúng có thể làm xáo trộn thị trường và khiến giá chỉ số biến động. Nếu một công ty lớn trong chỉ số kiếm được nhiều tiền hoặc ít tiền hơn dự kiến, điều này có thể đẩy giá trị của chỉ số lên hoặc xuống vì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ thay đổi.

Ngoài tin tức kinh tế, những yếu tố khác có thể làm thay đổi giá của chỉ số bao gồm thời điểm chỉ số thêm hoặc loại bỏ công ty. Nếu một công ty không hoạt động tốt và bị loại khỏi một chỉ số cổ phiếu, hoặc nếu một công ty mới nổi được thêm vào, điều đó có thể khiến giá của chỉ số biến động. Ngoài ra, giá của các tài sản như dầu mỏ và kim loại có thể làm ảnh hưởng đến một số chỉ số nhất định, đặc biệt nếu có nhiều công ty kinh doanh các mặt hàng đó.

Đôi khi, các sự kiện lớn trên thế giới như chiến tranh hoặc thiên tai có thể gây biến động toàn thị trường, và điều đó có thể khiến giá của một chỉ số thay đổi. Tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận của các nhà đầu tư về những sự kiện này. Nếu là tin tốt thì giá có thể tăng, nhưng tin xấu có thể khiến giá giảm. Nó giống như một chiếc nhẫn báo cảm xúc cho cảm xúc của nhà đầu tư về nền kinh tế.

Khác với các phương pháp đầu tư truyền thống trong cổ phiếu và chỉ số, khi giao dịch CFD, bạn có khả năng sinh lời ngay cả trong thị trường đang sụt giảm nhờ các lệnh bán. 

Chỉ số thị trường cổ phiếu được tính như thế nào?

Để tính toán chỉ số cổ phiếu, ta thường xem xét quy mô của các công ty trong chỉ số đó, cụ thể là giá trị của chúng trên thị trường – hay còn được gọi là vốn hóa thị trường. Các công ty lớn hơn có vai trò quan trọng hơn trong phép tính này, do đó, nếu hoạt động tốt (hoặc không tốt), các công ty đó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc thay đổi giá trị của chỉ số. Nhưng không phải chỉ số nào cũng vậy. Một số chỉ số chú trọng hơn vào giá cổ phiếu của một công ty. Các công ty có cổ phiếu đắt hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến diễn biến của chỉ số. Do đó, nếu giá cổ phiếu của họ tăng hoặc giảm, chỉ số sẽ cảm nhận được sự sụt giảm hoặc tăng lên đó nhiều hơn.

10 thành phần hàng đầu của chỉ số Nasdaq 100 theo vốn hóa thị trường từ tháng công bố.

Chiến lược giao dịch chỉ số nâng cao

Đối với các nhà giao dịch dày dạn kinh nghiệm muốn nâng cao phương pháp giao dịch chỉ số, có một số chiến lược nâng cao có thể giúp họ kiểm soát rủi ro và tận dụng xu hướng thị trường toàn cầu.

Bảo toàn rủi ro

Hợp đồng chênh lệch (CFD) cho nhà giao dịch một cách linh hoạt để bảo toàn rủi ro cho danh mục đầu tư của họ. Bằng cách nắm giữ một lệnh giao dịch bằng CFD chỉ số theo hướng ngược lại với lệnh tiếp cận thị trường hiện tại của bạn, bạn có thể bảo vệ hiệu quả các khoản đầu tư của mình vào ETF và các sản phẩm tương tự khỏi những biến động giá bất lợi. Đây là một hình thức bảo hiểm chiến lược; nếu một lệnh giao dịch mất giá trị, lệnh giao dịch còn lại sẽ giúp bù lỗ, việc này cho thấy cách sử dụng thực tế của giao dịch CFD để kiểm soát rủi ro.

Đa dạng hóa

Việc kết hợp nhiều chỉ số toàn cầu vào danh mục đầu tư của bạn có thể giúp bạn đa dạng hóa và tiếp cận với nhiều lĩnh vực kinh tế và khu vực địa lý khác nhau. Bằng cách mở rộng danh mục của mình, bạn không chỉ phân tán rủi ro mà còn khai thác tiềm năng tăng trưởng ở các thị trường khác nhau. Việc nắm rõ cách giao dịch chỉ số từ khắp nơi trên thế giới có thể giúp bạn giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế tại một khu vực và tận dụng tăng trưởng của các thị trường mới nổi.

Kiểm soát rủi ro khi giao dịch chỉ số

Khi bạn muốn giao dịch chỉ số, bạn cần có một chiến lược kiểm soát rủi ro vững chắc để bảo vệ khoản đầu tư của mình và đạt được mục tiêu tài chính. Một kế hoạch được xây dựng tốt sẽ giúp bạn vượt qua sự phức tạp của vốn hóa thị trường, sự khác biệt trong giờ giao dịch và sự phức tạp về thời điểm bắt đầu giao dịch chỉ số. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích các kỹ thuật chính để kiểm soát rủi ro và tầm quan trọng của việc kiểm soát tâm lý giao dịch.

Kỹ thuật kiểm soát rủi ro

  1. Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của bạn: Trước khi tham gia giao dịch chỉ số, bạn phải đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Điều này sẽ quyết định bạn có thể chịu được biến động vốn hóa thị trường thế nào. Ví dụ, nếu bạn chỉ có thể chấp nhận mức sụt giảm 10%, hãy chỉ giao dịch những chỉ số từ trước tới nay đều nằm trong phạm vi này
  2. Xác định mục tiêu giao dịch của bạn: Cho dù mục tiêu của bạn là kiếm lời nhanh chóng hay tăng trưởng dài hạn, hãy đặt ra các mục tiêu giao dịch rõ ràng. Hãy lựa chọn các chỉ số phù hợp với mục tiêu của bạn, chẳng hạn như các công ty vốn hóa thị trường lớn đang phát triển ổn định hoặc các chỉ số mới nổi có tiềm năng tăng trưởng.
  3. Phân bổ vốn đồng đều: Phân bổ vốn đầu tư theo khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu giao dịch của bạn. Một phương pháp cân bằng có thể bao gồm phân bổ vốn vào nhiều thị trường và lĩnh vực khác nhau hoặc tập trung vào một số lĩnh vực mà bạn có dự đoán sức tăng trưởng.
  4. Theo dõi và ứng biến: Luôn linh hoạt và thường xuyên xem lại chiến lược của bạn để ứng biến với thị trường đang thay đổi. Tham gia vào khung giờ giao dịch hợp lý để điều chỉnh theo thời gian thực, đảm bảo phương pháp của bạn vẫn phù hợp và theo sát mục tiêu.
  5. Tiếp tục trau dồi kiến ​​thức giao dịch của bạn: Tận dụng các công cụ mà nền tảng giao dịch của Exness cung cấp để cập nhật thông tin và làm quen với các kỹ thuật kiểm soát rủi ro mới. Giáo dục là một hành trình vô tận, có thể củng cố đáng kể cho các quyết định giao dịch của bạn.

Kiểm soát tâm lý giao dịch

Trong giao dịch, yếu tố quan trọng không chỉ là chiến lược và số liệu; mà còn cả kiểm soát cảm xúc của bạn. Sự sợ hãi và tham lam có thể khiến những nhà giao dịch dày dạn kinh nghiệm nhất đi lệch hướng. Hãy nhận ra những cảm xúc này và sử dụng các cơ chế như lệnh cắt lỗ nghiêm ngặt để giảm thiểu tác động của chúng.

  1. Ưu tiên tính kỷ luật: Kỷ luật là điều tối quan trọng trong giới giao dịch chỉ số đầy biến động. Hãy bám sát kế hoạch giao dịch của bạn, sử dụng các công cụ và thuật toán để duy trì tính nhất quán. Hãy tránh những cám dỗ khiến bạn đi chệch khỏi chiến lược, vì điều này có thể dẫn đến những quyết định đáng tiếc.
  2. Chấp nhận và kiểm soát lỗ: Lỗ là điều không thể tránh khỏi, nhưng đó có thể là những bài học kinh nghiệm quý giá. Phân tích từng khoản lỗ để hiểu bạn đã làm sai điều gì và tinh chỉnh chiến lược của bạn. Để giao dịch thành công, hãy coi sự kiên cường và khả năng thích nghi là những phẩm chất quan trọng.

Để kiểm soát tâm lý giao dịch thành thạo, bạn cần kết hợp các kỹ thuật kiểm soát rủi ro và kiểm soát cảm xúc.

Tại sao nên giao dịch chỉ số thay vì giao dịch chứng khoán và ngoại hối

Khi bạn muốn giao dịch trên thị trường tài chính, bạn sẽ phải đối mặt với một số lựa chọn, bao gồm giao dịch cổ phiếu riêng lẻ, tham gia thị trường ngoại hối và khám phá chỉ số. Giao dịch CFD chỉ số là lựa chọn phổ biến của nhiều người, và không khó để tìm ra lý do.

Đầu tiên, chỉ số đem lại sự đa dạng khó mà có được khi mua và bán cổ phiếu riêng lẻ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Chỉ số giống như một chiếc giỏ chứa đựng nhiều tài sản khác nhau. Trong khi một số tài sản trong một chỉ số có thể giảm giá trị, thì những tài sản khác có thể tăng giá trị, nhờ đó giúp cân bằng sự biến động. Điều này đặc biệt hữu ích vì chỉ số có xu hướng ít bị biến động mạnh so với một cổ phiếu đơn lẻ, trừ khi có một sự kiện lớn trên thị trường.

Hơn nữa, thị trường chỉ số còn có một cách thức bảo vệ. Nếu bạn chỉ đầu tư vào một công ty duy nhất và công ty đó phá sản, khoản đầu tư của bạn có thể bị xóa sạch. Tuy nhiên, một chỉ số gồm nhiều công ty, do đó, thông thường tác động từ hiệu suất kém của một công ty sẽ được giảm thiểu. Chỉ số được cân bằng lại liên tục, nghĩa là một cổ phiếu tụt hậu có thể được thay thế bằng một cổ phiếu mạnh hơn, giúp duy trì tình hình tổng thể của chỉ số.

So sánh giữa rủi ro và lợi nhuận

Mặt khác, đúng là khi giao dịch CFD chỉ số, bạn có thể bỏ lỡ những mức tăng giá lớn có thể đến từ một cổ phiếu tăng trưởng mạnh. Nhưng hãy nhớ rằng, khả năng kiếm lời cao hơn luôn đi kèm với rủi ro và biến động cao hơn – một điều mà không phải ai cũng thích.

Để so sánh giao dịch chỉ số với thị trường ngoại hối thì mỗi thị trường lại có một bộ đặc điểm riêng. Giao dịch ngoại hối là việc dự đoán sự biến động của các cặp tiền tệ. Giao dịch ngoại hối nổi tiếng là có tính thanh khoản cao và kỳ giao dịch diễn ra 24 giờ. Nó có thể cung cấp đòn bẩy lớn hơn, nghĩa là mang đến tiềm năng lợi nhuận cao hơn nhưng cũng có thể thua lỗ nhiều hơn. Ngược lại, thị trường chỉ số thường được cho là cung cấp các điều kiện giao dịch ổn định hơn với đòn bẩy thấp hơn, do đó, đây là một lựa chọn có thể an toàn hơn cho những người muốn tránh sự biến động mạnh của thị trường.

Tóm lại, giao dịch CFD chỉ số có thể hấp dẫn hơn trong mắt những người muốn tiếp xúc với thị trường rộng hơn và muốn đầu tư cân bằng hơn so với những người muốn có sự phấn khích khi giao dịch ngoại hối hoặc những khoản tiền thưởng (và rủi ro) tiềm năng khi chọn cổ phiếu riêng lẻ.

Cách giao dịch chỉ số thị trường cổ phiếu

Mỗi chỉ số lại mang đến cơ hội tuyệt vời cho các nhà giao dịch để khai thác hiệu suất chung của nhiều cổ phiếu công ty khác nhau. Với các nền tảng giao dịch trực tuyến dễ tiếp cận, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu giao dịch CFD chỉ số, chẳng hạn như S&P 500 hoặc Dow Jones ngay tại nhà với số vốn ban đầu cực nhỏ. Dưới đây là hướng dẫn đơn giản về cách giao dịch chỉ số với Exness, một nhà môi giới nổi tiếng là mang lại trải nghiệm giao dịch hàng đầu.

Bước 1: Chọn một nhà môi giới đáng tin cậy

Hãy bắt đầu bằng cách xác định một nhà môi giới được cấp phép và quản lý. Ví dụ, Exness nổi tiếng là uy tín trên thị trường và có rất nhiều chỉ số để giao dịch.

Bước 2: Đăng ký và chọn loại tài khoản giao dịch của bạn

Sau khi chọn được nhà môi giới, hãy tiến hành thiết lập tài khoản giao dịch. Quy trình này rất đơn giản và thường không mất phí, ngoại trừ khoản tiền nạp tối thiểu bắt buộc, trừ khi bạn bắt đầu với một tài khoản giao dịch thử nghiệm. Tùy theo quốc gia cư trú của bạn, Exness rồi cũng sẽ yêu cầu bạn xác minh tài khoản thì bạn mới có thể nạp tiền và giao dịch với số vốn lớn.

Bước 3: Nạp tiền vào tài khoản của bạn

Sau khi đăng ký, giờ là lúc bạn nạp vốn giao dịch cho mình. Exness chấp nhận nhiều loại tiền tệ phổ biến để đảm bảo quy trình nạp tiền diễn ra thuận lợi.

Bước 4: Chọn nền tảng giao dịch mà bạn muốn sử dụng

Giao dịch tại nhà hoặc ở bất cứ nơi đâu bằng cách lựa chọn một trong số các nền tảng giao dịch trên máy tính để bàn hoặc ứng dụng giao dịch từ di động

Bước 5: Chọn chỉ số mà bạn muốn giao dịch

Sau khi tài khoản của bạn đã sẵn sàng và được nạp tiền, hãy lựa chọn một trong nhiều chỉ số hiện có tại Exness, bao gồm các lựa chọn như Nasdaq 100 (ký hiệu USTEC) hoặc Hang Seng HK50.

Bước 6: Quyết định chiến lược giao dịch

Trước khi bắt đầu giao dịch, hãy thiết lập chiến lược giao dịch chỉ số của bạn. Chiến lược này bao gồm quyết định số vốn bạn sẽ giao dịch, sử dụng thành thạo các chỉ báo khác nhau, hiểu rõ các tín hiệu của mô hình nến, áp dụng lệnh cắt lỗ và chốt lời, và đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Hãy nhớ cân nhắc khoản lỗ tiềm năng mà bạn có thể chấp nhận. Thông thường, bạn nên áp dụng triết lý chỉ giao dịch số tiền bạn sẵn sàng mất. Hãy nhớ rằng để thành thạo giao dịch chỉ số, bạn cần cân nhắc cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Bước 7: Mở giao dịch

Sau khi đã có chiến lược, hãy tiến hành giao dịch. Quy trình này bao gồm xác định khối lượng đầu tư, chọn hướng giao dịch (mua hoặc bán) và sắp xếp thông số cắt lỗ và chốt lời của bạn. 

Bước 8: Để mắt tới lệnh giao dịch của bạn

Sau khi bắt đầu giao dịch, hãy theo dõi diễn biến của giao dịch. Bạn có thể linh hoạt đóng giao dịch bất cứ khi nào cần thiết để đảm bảo lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ.

Ngay cả khi sử dụng các chiến lược giao dịch theo thuật toán hoặc các công cụ giúp tự động thực hiện một số hành động, bạn vẫn nên theo dõi hiệu suất giao dịch của mình.

Câu hỏi thường gặp

Chiến lược tốt nhất để giao dịch chỉ số thường là kết hợp nhiều phương pháp cho phù hợp với các điều kiện thị trường khác nhau. 

  • Giao dịch theo xu hướng là việc xác định và theo dõi hướng tăng hoặc giảm của thị trường để đạt được lợi nhuận dài hạn và ngắn hạn. 
  • Giao dịch theo động lượng có nghĩa là tận dụng độ mạnh yếu của biến động thị trường để vào lệnh khi một chỉ số đang di chuyển mạnh theo một hướng. 
  • Giao dịch đảo chiều là việc tìm kiếm cơ hội khi thị trường tạm thời di chuyển ngược xu hướng, từ đó cho nhà giao dịch một điểm vào lệnh tiềm năng. 
  • Chiến lược điểm phá vỡ là việc tìm kiếm các động thái giá lớn bên ngoài phạm vi đã thiết lập, báo hiệu một xu hướng mới có thể bắt đầu
  • Giao dịch theo hướng đảo chiều sẽ tập trung vào việc tìm ra khi nào xu hướng hiện tại kết thúc và một xu hướng ngược mới bắt đầu.

Giao dịch chỉ số có thể mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng quan trọng là bạn phải thận trọng và xử lý rủi ro cẩn thận. Chỉ số thường thay đổi giá nhanh chóng và mạnh mẽ nếu có thông tin kinh tế mới hoặc các sự kiện đột xuất, từ đó khiến việc giao dịch thành công trở nên khó khăn hơn.

Để giao dịch chỉ số, bạn chỉ cần bỏ một khoản tiền nạp ban đầu nhỏ, được gọi là ký quỹ để mở một lệnh giao dịch thị trường thông qua hợp đồng chênh lệch (CFD), và bạn có chọn giao dịch với đòn bẩy, một công cụ giúp bạn tăng khả năng tiếp xúc với thị trường nhưng cũng có thể nhân đôi khoản lỗ của bạn nếu thị trường không đi theo hướng có ích cho bạn. Các nhà môi giới như Exness cung cấp các tài khoản giao dịch, chẳng hạn như tài khoản Standard, mà bạn có thể sử dụng chỉ với số tiền nạp tối thiểu rất ít và dễ dàng bắt đầu giao dịch.

Một số chỉ số dễ tiếp cận nhất để giao dịch là Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones gồm 30 công ty lớn được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ; S&P 500, một chỉ số chuẩn gồm 503 công ty hàng đầu trên Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ; Nasdaq 100 chủ yếu gồm các ông lớn công nghệ và 101 chứng khoán từ các công ty phi tài chính lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ – cũng ở Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ; và FTSE 100 của Vương quốc Anh, gồm 100 công ty lớn nhất trên Sàn giao dịch chứng khoán London. Các chỉ số này được nhiều nhà giao dịch theo dõi và lựa chọn nhờ sự thống trị của chúng và các công ty lớn, uy tín mà chỉ số đại diện trên nhiều sàn giao dịch chứng khoán.

Tất nhiên là được, bạn có thể tham gia giao dịch chỉ số trong ngày, đây là một chiến lược thực hiện giao dịch trong một phiên giao dịch thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu cách giao dịch chỉ số trong ngày, bạn phải nắm được khái niệm cốt lõi, đó là đảm bảo tất cả các giao dịch của bạn được mở và đóng trong cùng một ngày. Phương pháp này có thể giúp bạn tránh được những chi phí hoặc rủi ro tiềm ẩn phát sinh khi để lệnh giao dịch mở sau khi thị trường đóng cửa.

Còn tùy vào phong cách giao dịch và chiến lược của bạn. Một số nhà giao dịch mới đã quen với thị trường cổ phiếu từ trước có thể sẽ thích bắt đầu giao dịch CFD với chỉ số hơn là ngoại hối. Dù bạn có kinh nghiệm hay không, cả hai loại này đều có rủi ro và lợi ích.

Hợp đồng chỉ số tương lai là các sản phẩm phái sinh theo dõi hiệu suất của một chỉ số cổ phiếu, chẳng hạn như S&P 500 hoặc FTSE 100 của Sàn giao dịch chứng khoán London, cho phép các nhà giao dịch dự đoán giá tương lai của chỉ số. Khác với CFD (Hợp đồng chênh lệch), hợp đồng chỉ số tương lai có ngày hết hạn được định sẵn bởi thị trường hợp đồng tương lai. Khi mua hoặc bán hợp đồng tương lai, bạn đang cam kết giao dịch một lượng chỉ số cụ thể theo giá hợp đồng tương lai được định sẵn vào một ngày cụ thể. Giống như các sản phẩm phái sinh hợp đồng chỉ số tương lai khác, hợp đồng chỉ số cổ phiếu tương lai rất phổ biến trên thị trường hợp đồng tương lai vì chúng cho nhà giao dịch cơ hội bảo toàn rủi ro trước biến động thị trường.

Ngược lại, CFD không ràng buộc bạn với một ngày hết hạn cố định, nhờ đó, bạn có thể linh hoạt bán hợp đồng tương lai hoặc đóng lệnh bất cứ khi nào bạn muốn. Mặc dù cả hợp đồng chỉ số tương lai và CFD đều cho phép bạn giao dịch dựa trên ký quỹ, tăng lợi nhuận hoặc thua lỗ tiềm năng, nhưng hợp đồng chỉ số tương lai thường được những người muốn bảo toàn rủi ro hoặc tham gia giao dịch dài hạn ưa chuộng hơn. Ngược lại, CFD được nhiều nhà giao dịch lựa chọn hơn vì đòn bẩy, ít chi phí và linh hoạt trong giao dịch. Do đó, việc nên giao dịch hợp đồng chỉ số tương lai hay CFD chủ yếu phụ thuộc vào mục tiêu giao dịch và mức độ linh hoạt mà bạn mong muốn.

Bạn sẽ nhận được gì khi giao dịch chỉ số với Exness

Nếu bắt đầu giao dịch chỉ số với Exness, bạn có thể giao dịch đa dạng nhờ giao dịch các chỉ số phổ biến từ các nền kinh tế lớn trên toàn cầu. Tốc độ rất quan trọng, và với Exness, bạn sẽ có được tốc độ khớp lệnh cực nhanh và có lợi thế chênh lệch thấp, ổn định, có thể giúp bạn kiếm lời nhiều hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể tin tưởng rằng với tính năng rút tiền tức thời, chúng tôi sẽ xử lý yêu cầu của bạn ngay lập tức. Trải nghiệm cam kết của một môi trường giao dịch được thiết kế mang lại hiệu quả cao và chống biến động, đảm bảo bạn luôn có được một trải nghiệm giao dịch hàng đầu.

Chia sẻ


Bắt đầu giao dịch

Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Hiệu suất trong quá khứ không cho thấy kết quả trong tương lai. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro, hãy giao dịch thận trọng.